Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Thai nhi 7 tháng tuổi phát triển như thế nào

Đến lúc bé khám phá ngôi nhà của mình!
tre 7 thang tuoi , bé trở nên nhanh nhẹn hơn và cần nhiều không gian hơn để di chuyển, chơi đùa và khám phá. Bé bắt đầu thích tìm kiếm đồ vật, cầm lên rồi lại vứt xuống, bé có thể chơi mãi trò này không biết chán. Bằng cách khám phá này, bé tạo ra cho bạn vô số công việc phải dọn dẹp và có thể gây ra những tình huống bất ngờ không hay. Vì thế, bạn phải đảm bảo cho bé không gian chơi thoáng đãng và thật sự an toàn.
Có thể bạn sẽ quan tâm tới su phat trien cua thai nhi , sự phát triển của thai nhi cực ký quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ hiện tại. 
Cho bé 7 tháng tuổi ăn như thế nào? 
Giai đoạn này bạn có thể cho em bé thử làm quen với một số mùi vị và thức ăn mới. Mùi vị mới sẽ làm bé thích thú với thức ăn hơn. Bạn cũng có thể xem xét đến việc sử dụng sữa công thức nếu như bạn không có điều kiện cho con bú sữa mẹ như một giải pháp để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho bé trong giai đoạn ăn dặm này.
Để khuyến khích và tạo lập thói quen tốt cho bé khi ăn uống, bạn hãy cho bé ăn vào một giờ nhất định trong ngày và cho bé ngồi vào chiếc ghế ăn của riêng mình. Bạn có thể tìm hiểu thêm các mẹo hay trong giai đoạn tập cho bé ăn dặm tại đây. 
Bạn hãy để ý đến dấu hiệu giao tiếp không lời của bé, nếu bé muốn ăn bốc, bạn hãy làm cho bé vài món để bé có thể tự bốc ăn bằng tay, hãy tạo cho bé cảm giác thoải mái khi ăn, và như thế, bé có thể ăn nhiều hơn. Mặt khác, việc khuyến khích bé nhai sẽ giúp rèn luyện các cơ hàm và miệng để bé nói tốt hơn sau này.
Sẵn sàng vui chơi nhé!
Đến thời điểm này, em bé đã có thể làm đủ trò, nếu em bé không thích bò, bạn cũng đừng lo lắng. Em bé có thể thích lê la bằng mông hơn, và có bé lại thích lê mông thụt lùi!
Hãy biến ngôi nhà của bạn thành một sân chơi vui nhộn và an toàn cho bé. Hãy dùng nệm, chăn và gối tạo ra các chướng ngại vật để bé bò qua và bò xung quanh. Việc này giúp kích thích bản năng khám phá của bé, đồng thời giúp các cơ của bé được chắc khỏe hơn.
Giờ đây, chân của em bé đã đủ khỏe để nâng đỡ trọng lượng của cơ thể. Bé thường xuyên nhảy dựng lên khi được bế. Bé làm được điều này là do não điều khiển các chuyển động và do “kỹ năng vận động” của bé đã hoàn thiện hơn. Bé đã hoàn toàn kiểm soát được cổ, vai, ngực và lưng dưới, bây giờ đến lượt thân dưới, tay và chân.
Thân trên của bé đã hoàn toàn chắc khỏe để bé có thể tự ngồi dậy vững vàng mà không cần được trợ giúp. Vì thế bạn hãy để bé ngồi vào chiếc ghế ăn của riêng mình và cùng tham gia vào bữa ăn của cả gia đình. 
Sự phối hợp và nhận thức
Bạn đừng lo lắng nếu lúc này em bé liên tục đánh rơi và ném các đồ vật xuống đất. Vì em bé mới học được cách thả đồ vật từ tay mình rơi xuống và bé rất thích thú thực hành kỹ năng mới này. Giai đoạn này bé cũng bắt đầu biết lo lắng và sợ hãi khi bạn rời xa bé dù chỉ là trong tích tắc thôi. 
Tuân thủ đều đặn các thói quen hàng ngày có thể giúp xoa dịu sự sợ hãi của bé, cho dù đó chỉ đơn giản là việc đưa cho bé một bình sữa khi bé mới thức giấc. Hãy tạo lập các thói quen và làm mọi việc nằm trong sự dự đoán của bé để bé có cảm giác an toàn.
Việc chơi trò trốn tìm với bé cũng giúp bé giảm bớt sự sợ hãi mỗi khi bạn rời xa bé. Em bé chẳng bao giờ biết chán với trò chơi “ú òa” thậm chí khi bạn đã chán ngấy với trò này. Bạn hãy thử giấu một thứ đồ chơi yêu thích của bé và bảo bé đi tìm nó.
Nói bập bẹ và sử dụng từ ngữ
Lúc này em bé đã hình thành một chút cá tính. Em bé đã nhận ra tên mình và bé sẽ quay xung quanh tìm khi bạn gọi tên bé dù bé chưa biết nói. Những từ bập bẹ ngẫu nhiên của bé có thể nghe giống như các từ khi bé lập lại các âm thanh mà bé đã nắm vững. 
Bây giờ khi bé nói tiếng “mẹ” hoặc “ba” tức là bé muốn nói đến 2 người rất đặc biệt trong cuộc sống của mình mặc dù bé luôn làm bạn rối tung cả lên. Em bé không hề ngại ngùng khi biểu lộ ý kiến của mình bằng cách bập bẹ, cười to hay kêu ré, la ó. Em bé đã hiểu khi bạn nói từ “không”, mặc dù không phải lúc nào bé cũng làm theo bạn.
Học hỏi
Khi bạn đọc sách cho bé nghe, bé luôn muốn học hỏi để tham gia cùng bạn, ví dụ như lật trang sách cho bạn, chăm chú lắng nghe và dõi theo các bức tranh nhiều màu sắc. Nhưng bé cần phải có thời gian để liên kết các bức tranh với những gì bạn đọc. Trong giai đoạn này, sách nói về động vật rất thú vị để bé học hỏi từ mới.
Môi trường bên trong và bên ngoài căn nhà cũng trở nên thú vị với bé. Ví dụ như bò dưới gầm bàn, mở và đóng cửa, nhìn ra ngoài cửa sổ và gọi tên những gì bé nhìn thấy cũng đều kích thích khả năng khám phá của bé.
Nguồn bài viết tại website: me yeu con

Thai nhi 7 tháng tuổi phát triển như thế nào Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Unknown

0 nhận xét:

Đăng nhận xét