Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

Sự phát triển của thai nhi 30 tuần tuổi

thai nhi 30 tuan tuoi thời điểm này bé đã có thể quay đầu và cử động nhiều. Bạn đã có thể có sữa non và xuất hiện các cơn co thắt âm đạo. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu bị nhiều hơn 4 cơn co thắt trong 1 giờ hoặc có bất kỳ dấu hiệu khác của sinh non. Một số bà bầu mang thai 30 tuần thường đau lưng đây là một hiện tượng phổ biến. Ở tuần thai bạn vẫn chưa thấy khác biệt nhiều so với tuần thai trước. Hãy cùng me va be theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm nhiều thông tin hữu ích.

Bụng của bạn lớn hơn và ngực cũng lớn không kém. Càng ngày bạn càng khó nhìn thấy đầu gối hơn, và rốn có thể đã lồi ra. Ngực và phần đầu của bụng không còn cách nhau bao nhiêu. Bây giờ có lẽ bạn sẽ thấy thoải mái hơn nếu thường xuyên mặc áo ngực, bởi vì bầu vú ngày càng to và nặng hơn. Một số chị em thậm chí còn thấy cần mặc áo ngực khi ngủ.

Hãy để ý xem có các nốt mẩn đỏ dưới ngực hay không; mồ hôi sẽ làm các nốt ban này nổi nhiều hơn. Bạn có thể tắm mát, bôi một lớp mỏng phấn rôm để tránh bị nấm.

Có khi bạn thấy mình “xì hơi” khi ngồi xuống– là do cơ thể tự xả hơi để giảm trọng lượng đè lên đôi chân. Hãy tránh những chỗ đông người, và hãy tập đi lại thong thả. Hãy tìm cách nghỉ ngơi và thư giãn trong ngày.

Cơ thể bạn sẽ tăng cân cùng với sự phát triển của bé. Trong những tuần này, một số chị em tăng nửa kg mỗi tuần. Tình trạng cơ thể giữ nước là một trong những nguyên nhân làm tăng cân, nhưng hãy chú ý xem bạn có tăng cân nhanh và đột ngột, hoặc có nhiều cơn đau đầu nặng hay không. Đây những triệu chứng bất thường, hãy hỏi bác sĩ nếu bạn có những thay đổi này.

Từ đây đến tuần thứ 36, bạn cần kiểm tra tiền sản hai tuần một lần, từ tuần thứ 36 trở đi sẽ kiểm tra hàng tuần. Hãy làm quen với việc kiểm tra nước tiểu, đo huyết áp và đo mạch bụng. Việc này khá nhàm chán và mất thời gian, nhưng việc bạn và thai nhi được theo dõi cẩn thận là quan trọng nhất. Ở ba tháng cuối của thai kỳ, bạn dễ mắc các chứng tiền sản giật, chứng tiểu đường thời kỳ thai nghén và chuyển dạ sinh non hơn

Những thay đổi trong cơ thể phu nu trong tuần thai 30

Bạn đã cảm thấy đã quá sức chịu đựng chưa? Ở tuần thai thứ 30, có thể bạn chưa mệt mỏi đến mức chỉ mong muốn sớm đến ngày sinh cho xong, nhưng bạn đã khá mệt mỏi và nặng nề rồi đấy. Nếu bạn đang phải chăm các con nhỏ nữa thì riêng chuyện cúi xuống tắm cho con trong bồn, nhấc con ra khỏi xe tập đi, lượm bao nhiêu đồ chơi vung vãi trên sàn nhà,… cũng sẽ khiến bạn mệt lả vào cuối ngày.

Bạn thấy như thể chỉ một mình bạn phải gánh vác tất cả những chuyện liên quan đến thai nhi. Sự thực là như vậy, ở giai đoạn này, chồng bạn chỉ giống như một người quan sát. Hãy chia sẻ với anh ấy cảm xúc của mình nếu bạn cảm thấy ấm ức. Hãy nói rõ cho anh biết cách hỗ trợ bạn, và đừng hy vọng anh có thể tự hiểu được suy nghĩ của mình mà không cần mình nói ra
Những thay đổi của bé tuần này

Khi thai nhi 30 tuần, em bé của bạn nặng khoảng 1,3kg và dài chưa đầy 40 cm. Bé sẽ tăng khoảng 250g/1 tuần từ đây cho đến tuần thứ 35. Bé của bạn rất hay liếm, nuốt, cử động tay xung quanh, nhăn mặt và nhíu mày. Thậm chí bé còn quay đầu từ bên này sang bên nọ và mở mắt, nhắm mắt.

Giờ thì bé choán đầy tử cung của bạn, chạm vào gờ tử cung và tự xoay xở trong bụng mẹ. Các đầu dây thần kinh của bạn nhận biết mọi chuyển động của bé, vì vậy bạn cảm nhận rất rõ có một cơ thể bé nhỏ bên trong cơ thể mình.

Bé vẫn có những khoảng thời gian nghỉ ngơi và hoạt động khác nhau, theo một nhịp độ tương tự ngày này qua ngày khác. Một số chị em nói khi họ vào giường chuẩn bị ngủ thì bé bắt đầu ngọ ngoạy lung tung. Nhưng có thể vì lúc đó các mẹ không bận bịu với mọi việc nữa nên có thể nhận biết rõ hơn các vận động của bé.

Da của bé giờ đây bớt trong hơn và đã trông giống da của một em bé sơ sinh. Lớp mỡ dưới da bắt đầu hình thành và tạo thành các nếp.

Xương của bé chắc hơn và chứa nhiều canxi hơn. Điều này có nghĩa chế độ ăn của bạn ở giai đoạn này rất quan trọng. Hãy đảm bảo bạn ăn một lượng thực phẩm giàu can-xi nhiều hơn 3-4 lần so với một người bình thường: sữa, pho-mát, sữa chua, hạt hạnh nhân, các loại cá có thể ăn cả xương, rau lá xanh. Nếu cơ thể bạn không hấp thụ sữa bò thì hãy chọn các loại sữa đậu nành có bổ sung can-xi.
Thai nhi ở tuần tuổi thứ 30 cùng những thay đổi trong tính cách của người mẹ phần 1

Những gợi ý cho mẹ trong tuần thai 30

Chú ý tránh các hoạt động đột ngột dễ làm lưng đau. Khi bạn ra khỏi giường, đầu tiên hãy nằm nghiêng một bên, rồi dùng hai tay chống cơ thể lên để bạn ngồi được thoải mái. Xê mông đến gần thành giường để không phải vươn người về phía trước quá mức. Bạn hãy tập thói quen ngồi một, hai phút trên giường như thế trước khi đứng dậy. Huyết áp của bạn giảm xuống khi nằm so với khi đứng, vì vậy hãy cho cơ thể bạn một vài phút để thích ứng.

Hãy đầu tư mua một số quần lót co giãn tốt cho phụ nữ mang thai. Mặc dù không đẹp, nhưng chúng là những người bạn đồng hành thân thiết của bạn. Loại quần này được thiết kế để phù hợp với bụng bầu ngày càng to, để ôm sát và vừa vặn với bạn cả khi ngồi cũng như lúc đứng, chúng sẽ giúp bạn loại bỏ cảm giác khó chịu vì cấn bụng.

Tránh ăn nhiều, ăn không điều độ. Bạn nên ăn các thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa như trái cây, rau, bánh mì kẹp nướng, rau sống trộn, sữa chua, ngũ gốc, bánh quy giòn và pho mát. Nhớ uống nhiều nước. Cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ giúp tinh thần tỉnh táo và thận hoạt động tốt.

Nếu bạn chưa có máy ảnh tốt thì hãy tìm hiểu đôi chút để mua. Có thể bạn sẽ mong muốn ghi lại những khoảng khắc khi bé chào đời.

Hãy hỏi bác sĩ về những lợi ích của việc tập giãn các cơ tầng sinh môn. Nếu bạn định sinh thường, tầng sinh môn của bạn cần phải giãn rất nhiều để giúp đầu của bé lọt ra. Đôi khi cần phẫu thuật mở âm đạo để cửa âm đạo rộng ra hơn, dù vậy, tập co giãn tầng sinh môn thì có thể không cần phẫu thuật mở âm đạo.

Mang thai là một quá trình kỳ diệu và tuyệt vời của người mẹ. Ai cũng muốn cả nhà được mẹ tròn con vuông. me va be rất hy vọng bài viết trên có thể giúp các mẹ có thêm kiến thức trong quá trình thai kỳ cũng như chăm sóc cho trẻ. Hãy thường xuyên truy cập  meyeucon.vn để cập nhật những bí quyết hay và mới mẻ dành cho tất cả phụ nữ hiện đại nhé.

Xem thêm thai nhi 35 tuan tuoi

Sự phát triển của thai nhi 30 tuần tuổi Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Unknown

0 nhận xét:

Đăng nhận xét